Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Cho các bé nhím kiểng đi tè đúng chỗ

Từ khóa:

Tuy chỉ là loài gặm nhắm, nhưng nếu được chăm sóc và huấn luyện đúng mực, nhím kiểng sẽ không khác gì một bé thú cưng đúng mực. Nhím kiểng cũng biết chơi đùa, cũng biết sinh hoạt như chó, mèo vậy và đặc biệt, chúng cũng biết đi vệ sinh đúng chỗ nếu được tập luyện



Vậy làm thế nào để cho nhím kiểng đi vệ sinh đúng chỗ? Quy trình dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện công việc đó. Điều đầu tiên đòi hỏi ở người nuôi nhím kiểng là sự nhẫn nại, kiên trì. Quá trình này có thể kéo dài trong vài ngày hoặc hơn. Đầu tiên, lấy một cái khay rộng khoảng 1 bàn tay người trưởng thành, tuy nhiên, không nên quá cao, khoảng 1 inch là được, để cho các bé nhím kiểng có thể leo trèo ra vào, hoặc nếu quá cao thì bạn có thể âm xuống lớp mùn cưa. 

Cũng không nên quá thấp để bé có thể nhận biết được đâu là nơi đi vệ sinh. Thay hết lớp mùn cưa cũ, cho mùn cưa mới vào. Chịu khó quan sát, khi thấy bé đi vệ sinh chỗ nào thì bạn xúc lớp mùn cưa bị dơ ấy vào trong khay vệ sinh. Và rải lớp mới vào chỗ vừa mới xúc. Nhím kiểng thường đi vệ sinh ở những nơi chúng đã đi trước đó. Vì vậy, khi bạn xúc vào khay, chúng sẽ lần theo mùi của chúng mà đi đúng vào đó. Lưu ý: để thực hiện công việc này, chuồng nuôi không nên quá rộng, khoảng 50*30 là được. Nếu không, chúng sẽ đi bậy lung tung, ở bất cứ nơi nào có thể.


Một số tài liệu cho rằng: " Nhím kiểng rất thích được ra ngoài chơi. Để luyện cho bé ra ngoài choi không đi vệ sinh lung tung cũng không khó. Mỗi khi bé ra chơi mà ngoan, không ị tè bậy thì hôm sau sẽ được ra chơi tiếp.Còn nếu hư, vệ sinh lung tung thì hôm sau sẽ bị nhốt trong chuồng. Các bạn chú ý bỏ tất cả đồ chơi của bé ra, đóng chặt chuồng (vẫn để không khí lưu thông). 

Với những bé đã quen chạy nhảy, mà bị nhốt trong chuồng, lại không có đồ chơi để vận động thì bé sẽ rất phá, leo trèo ầm ầm, hòng trốn ra ngoài. Đừng động lòng nhé. Cứ phạt nguyên một ngày như vậy. Đến hôm sau mới cho ra chơi. Cứ như vậy khoãng 2-3 lần là bé sẽ học được (nguồn: HamsterVN)"


Ý kiến trên mình cảm thấy cũng rất hay, nhưng chưa có dịp kiểm chứng, các bạn có thể thử xem sao?

nhim kieng,ban nhim kieng
Posted By Unknown21:06

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Trào lưu sốt nhím kiểng

Từ khóa:

Nhím kiểng
Nhím kiểng có tên tiếng Anh là Hedgehog, các bé nhím kiểng có xuất xứ châu Á, châu Âu, châu Phi, New Zealand. Chúng hoạt động chủ yếu vào lúc đêm khuya. Thức ăn của nhím kiểng rất đơn giản, có thể là những loại côn trùng như châu chấu, kiến, mối... hoặc thức ăn đóng hộp dành cho mèo. Chúng có tuổi thọ trung bình 4 năm tuổi. Chu kì sống cao nhất kỉ lục đến 9 năm tuổi. Tuổi thọ đa số đạt 4 -6 năm tuổi.
Chúng rất thông minh và thích chơi nhiều, mỗi con lại có một tính cách riêng. Đa phần chúng rất thích các đường hầm, mê cung. Cả một thứ đơn giản như lõi cuộn giấy vệ sinh cũng có thể trở thành một thứ đồ chơi tốt, chúng khá thích chui đầu vào ống giấy và đẩy nó đi khắp nơi trong phòng. Mặc dù là loài vật sống đơn độc nhưng nó lại có thể có tình cảm rất tốt với chủ nuôi.
Những con nhím kiểng này khá nhỏ với trọng lượng con trưởng thành thường vào khoảng 250-600gr, dài khoảng 13-20cm. Đôi khi một số con có thể nặng đến gần 1kg, nhưng một số thì lại quá nhỏ đến mức chỉ có 180gr.

nhim kieng,ban nhim kieng
Posted By Unknown21:02

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Nhím kiểng và màu sắc của chúng

Từ khóa:

Nhím kiểng muối tiêu

Mô tả: 

Ngoại trừ chân gai và thân gai màu đen, phần còn lại là màu trắng.
Đỉnh gai màu trắng, 5% lông gai là màu trắng đục
Mặt nhím kiểng loại này có màu trắng, tai, mắt và mũi màu đen
Phần lông vùng bụng có màu trắng và là lông mềm
Nếu cố gắng nhìn vào phần da bên trong, các bạn sẽ thấy nó có màu đen tuyền.

( Một thời oanh liệt - Hoài niệm )


Nhím kiểng trắng

Mô tả: 

Lông gai toàn thân đều phủ một màu trắng muốt.
Mũi, tai màu hồng nhạt, mắt màu hồng ruby rất đẹp
Phần lông mềm phía dưới vùng bụng màu trắng, lớp da bên dưới lông màu hồng nhạt.



Nhím kiểng chocolate

Mô tả:

Phần chân lông gai và thân lông gai phủ một màu nâu hạt dẻ, đôi khi là một màu giống như màu cafe sữa, đỉnh lông và phần còn lại của lông là màu trắng.
5 % lớp lông gai cũng là màu trắng đục
Mũi và tai đôi khi là màu nâu, hồng hoặc màu đen. Mắt nhím kiểng loại này cũng vậy, nâu hoặc đen.
Mặt nạ của em nó màu trắng
Phần lông mềm phía dưới bụng mang màu trắng phủ đều.



Nhím kiểng màu vàng

Mô tả:

Đầu gai màu trắng, phần còn lại là màu vàng be hay vàng mơ, đôi khi là 75% màu vàng be và 20% là màu nâu nhạt, và 5% là màu trắng
Mũi và tai màu hồng nhạt, mắt nhím kiểng màu này cũng sỡ hữu màu hồng ruby trông rất đẹp mắt.
Phần lông vùng bụng cũng là một lớp lông mềm và phủ đều màu trắng.
Da của em nó là màu hồng.



Nhím kiểng pintos

Mô tả:

Phần lông thì có thể là màu muối tiêu hay màu cafe sữa, những một vài nơi trên bộ lông gai sẽ loang các đốm trắng, xen lẫn màu lông thuần chủng của chúng, loại này là hàng đột biến gen nên rất hiếm, cũng khó có ai lai tạo được. 



nhim kieng,ban nhim kieng
Posted By Unknown21:00

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Tài liệu sơ bộ nuôi nhím kiểng

Từ khóa:

Tài liệu sơ bộ cách nuôi nhím kiểng
Chọn mua các bé
. Những ai mới bắt đầu nuôi nhím kiểng thì nên mua các loại có độ tuổi khoảng 1,5 đến 2 tháng tuổi.

Không nên mua các loại có độ tuổi cao hơn hoặc thấp hơn. Tại sao ư ? Những bé quá nhỏ có tỉ lệ tử vong cao. Còn những ai mới bắt đầu nuôi thì nếu mua các bé đã lớn thì khó có thể chơi đùa cùng bé, và có thể mua nhầm nhím kiểng đã gần già. Tùy theo lương tâm người bán, tốt nhất nên mua loại khoảng 1,5 tháng.

. Một bé 
nhím kiểng được coi là tốt, chất lượng cao nếu kích thước đạt khoảng 6- 7 cm, nặng dao động trên dưới 100g.


. Trên thị trường hiện nay chỉ có 
nhím Việt Nam, nên các bạn đừng nghe lời mấy bác shop, họ có thể nói đó là nhím kiểng Thái Lan để tăng giá bán. Các bạn hãy làm một phép tính, nếu vận chuyển một chú nhím kiểng từ Thái Lan về, tiền xăng cộ, hối lộ mấy bác CA ở cửa khẩu, tiền mua nhím kiểng nữa chứ. Cũng không ít à nha. Nhưng nếu các bạn thử ghé vào 1 shop nào đó thì biết, toàn vật dụng, chứ nhím kiểng thì không có bao nhiêu, không lẽ bay qua Thái Lan mua vài chục con về bán à, lỗ chết luôn. Tốt nhất nên tìm các trang trại mà mua, không nên đến shop mua giống.


Đến các trạnhím kiểng mua, vì họ có nhiều nhím kiểng giống, có nhiều đực giống, khỏi phải sợ trùng huyết, và nguồn nhím kiểng hiện nay tại các shop cũng do các trang trại cung cấp, nên mua trực tiếp vì chúng ta có thể chủ động hơn để khỏi mua nhím kiểng trùng huyết



* Thức ăn và nước uống cho 
nhím kiểng

. Nước uống là thứ cần thiết nhất cho nhím kiểng, nước máy phải được lọc sạch, hoặc nước đã nấu chín, để tránh các bệnh về đường ruột.

. Bạn có thể cho 
nhím kiểng ăn nhiều loại thức ăn, chẳng hạn như thức ăn cho mèo, rau củ, sâu bọ, thức ăn trộn tại các shop ( hơi đắt à nha )- Các loại thức ăn cho mèo dành cho nhím kiểng

  • Thức ăn trộn tại shop
  • Sâu (worm )
  • Thức ăn, cám cho mèo 


. Ngoài ra chúng ta cần bổ sung chất xơ và vitamin cho nhím kiểng, có thể mua tại các shop. Không nên cho bé đực ăn hay uống quá nhiều vitamin C, vì có thể gây vô sinh. 

* Chuồng nuôi: . Có rất nhiều loại chuồng trên thị trường, nhưng theo tôi, có 2 loại là tốt nhất:- Bể kính nuôi cá hay bể mica

+ Ưu điểm: trong suốt, đặt trong phòng ngủ hay phòng khách thì toát lên vẻ sang trọng, không dơ.
+ Nhược điểm: các mùa khác thì không nói làm gì, chứ mùa hè thì nóng chết đi được, bí gió quá mà.

- Chuồng lồng như tại các shop


+ Ưu điểm: đẹp đẽ, nhiều kiểu dáng, không quá bí gió
+ Nhược điểm: nếu để ớ phòng ngủ hay phòng khách, hôi quá đi thôi, còn nữa, vào mua đông, chắc phải thiết kế thêm cái mền cho nó quá.Theo ý tôi, tốt nhất nên sử dụnh bể kính hay chuồng mica, vừa tiện lợi, rẻ, dễ làm, ko hôi.. Về lót chuồng, cũng có rất nhiều loại cho các bạn chọn lựa.
  • -Catsand
  •  Gỗ nén


* Phòng và trị bệnh
Các em ít khi bị bệnh, sức đề kháng của chúng rất tốt. Vào đầu mùa mưa thì chúng có thể bị cảm lạnh, ta chỉ cần sưởi ấm chúng bằng bóng đèn dây tóc. Và nên giữ cho lớp lót chuồng luôn sạch sẽ, vì có thể gây ra bệnh đường ruột hay ghẻ lở, bệnh ngoài da chẳng hạn. Tuyệt đối phải lót chuồng bằng các vật dụng kể trên, vì nếu không lót, sau một thời gian chúng sẽ tử vong.. Bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất, với liều lượng cực nhỏ, chúng ta có thể trộng vào thức ăn hay nước uống.* Sinh sản và quá trình nuôi con của nhím kiểng mẹ.

nhím kiểng sẽ bắt đầu giao phối khi chúng đạt 5 tháng tuổi

. Con đực sẽ bắt đầu ve vãn con cái, nếu các điều kiện tự nhiên và thể chất thuận lợi, chúng sẽ tiến hành giao phối.
. Một tháng sau chúng ta sẽ được một bầy nhím kiểng baby.

. Có thể nhốt chung con đực và con cái trong quá trình giao phối, và khi tới gần ngày đẻ, bắt 
 đực ra riêng.

. Khi 
nhím kiểng con vừa được đẻ ra sẽ có màu hồng, chúng ta có thể bắt lên được rồi, một số bài viết bảo là không bắt được. Nhưng kinh nghiệm 3 năm nuôi của tôi chứng minh, chạm vào nhím kiểng baby không ảnh hưởng gì hết.. Nhớ cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho  mẹ trong quá trình nuôi  con. Một tháng rưỡi sau là có thể tách mẹ


* Cách phân biệt nhím kiểng đực và cái:


Male là đực, Female là cái.

nhim kieng,ban nhim kieng
Posted By Unknown22:38

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Sinh sản ở nhím kiểng (P.3)

Từ khóa:

Bắt đầu quan sát các hiện tượng. Chàng sẽ bắt đầu ve vãn nàng và đưa ra các vũ điệu tình yêu. Rít lên chẳng hạn, hay chúi đầu vào bụng nàng. Quá trình ve vãn sẽ diễn ra rất lâu, thậm chí vài ngày, đối với các bé đực còn zin. Và chỉ trong tích tắc đối với các bé  nhím kiểng lão luyện. Gừng càng già càng cay mà. Chúng ta chỉ có thể đứng quan sát, không gây ra bất kì tiếng động nào nhé. Khi đã có vẻ chịu. Nàng nhím kiểng sẽ chỏng bộ hạ ra, để lộ phần mông không có lớp lông gai bảo vệ. Lông nàng bắt đầu xẹp xuống. Lúc này, các chàng sẽ đến bên sau nàng, và làm những gì anh ấy cần làm. Khi đã chắc là bạn quan sát thấy cảnh đó. Hãy yên tâm mà đếm ngược thời gian nhé, 30 ngày sau bạn sẽ có nhím kiểng baby. Bởi vì tỉ lệ đậu thai rất cao, đến 97%. Có một cách để xem các bé cái đã tới chu kì phối giống hay chưa, thời điểm mà bé cái rất sung mãn, phối là có kết quả ngay. Nhưng chúng tôi còn phải kiểm chứng lại xem điều đó có đúng với hầu hết các bé nhím kiểng, hay chỉ là một số. Khi đã có kết quả, chúng tôi sẽ cập nhật trên blog này ngay. Các bạn hãy thường xuyên ghé thăm và cập nhật tin tức mới từ blog nhé.





   Khi cho nhím kiểng giao phối, các bạn hãy nhớ đánh dấu ngày tháng vào nhé, và hãy chắc rằng bạn đã thực sự chứng kiến cảnh chúng giao phối. Về phần thời gian mang thai của các bé nó, không xác định rõ lắm. Có khi là khoảng 4 tuần hoăc hơn. Khi đến gần ngày  nhím kiểng cái chuẩn bị lâm bồn, hãy nhớ là phải bắt bé đực ra nhé. Đề phòng nhiều bé quá dữ, có thể cắn chết con của mình. Đối với nhím kiểng mẹ trong thời kì mang thai, phải đảm bảo bồi bổ cho bé nhé, nhưng không thái quá, có thể làm bé béo phì, béo phì rồi thì tỉ lệ sinh con ra là rất thấp. Có thể chết cả mẹ lẫn con, do nhím kiểng  mẹ bị băng huyết, hoặc có thể là con sinh ra chết non.


   Theo mình thì thức ăn đóng hộp tốt nhất hiện nay dành cho các nhím kiểng là Royal Canin. Nếu bạn nào siêng thì có thể chọn lựa thức ăn rồi trộn lại theo một thành phần dinh dưỡng nhất định. Cái này mình sẽ cập nhật sau. Hoặc bạn có thể đến các pet shop, ở đó sẽ có bán các loại thức ăn trộn dành cho nhím, thành phần dinh dưỡng cũng tương đối tốt.




    Trên đây chỉ mới là một số điều cơ bản về sự sinh sản của nhím kiểng, mình sẽ tiếp tục cập nhật thêm, mong các bạn thông cảm. Mọi thư đóng góp, xin liên lạc về hòm thư: petskingdombd@gmail.com. 

Hoặc qua số điện thoại: 0120 228 4558 Mr Tài

Xin cám ơn

Soạn giả: Pet Kingdom

nhim kieng,ban nhim kieng
Posted By Unknown22:00

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Sinh sản ở nhím kiểng (P.2)

Từ khóa:

Còn về các bé nhím kiểng đực, thực đơn dinh dưỡng của các bé cũng giống với các bé cái, chỉ khác một điều, giảm hàm lượng tinh bột, tăng hàm lượng đam, để cơ thể các bé tổng hợp được nhiều protein, phục vụ cho quá trình sản sinh tinh trùng. Các bạn không nên bất ngờ khi chú nhím kiểng của bạn đã đến tuổi trưởng thành nhưng cơ thể còn quá nhỏ. Xin thưa rằng, đối với các chàng, chất dinh dưỡng được tích tụ hầu như chỉ để phát  triển các bắp thịt và sản xuất baby tương lai. Có thể kiểm chứng điều này bằng cách bắt cùng lúc 2 bé, một đực và một cái. Bé nhím kiểng đực có thể nhỏ hơn đấy, nhưng bạn sẽ cảm nhận được sức nặng của bé, cách mà bé vùng vẫy để thoát khỏi bạn qua những bắp thịt cuồn cuộn.



( Cách phân biệt giới tính của nhím kiểng ).

Sau đây là phần đặc biệt, đáng được chờ đợi nhất đây. Câu hỏi kinh điển mà hàng ngàn tín đồ của làng nhím Việt luôn thắc mắc. Và hôm nay Mr Tài, xin nhận được cái vinh dự ấy, sẽ trả lời câu hỏi ấy cho các bạn. Đó chính là mô tả quy trình phối giống cho các bé nhím kiểng 

Xin được trình bày chi tiết về phần này.

Trước khi nhốt chúng vào, các bạn hãy chắc rằng đã tuân theo các chế độ dinh dưỡng cho các bé nhím kiểng và có trong tay đúng 1 bé đực và 1 bé cái. Dọn chuồng thật sạch, tốt nhất là nên bắt các bé nhím kiểng ra, chùi rửa thật sạch chuồng, khử trùng bằng cách phơi nắng. Kế tiếp, loại lót chuồng phù hợp cho quá trình phối giống là mùn cưa bé bông ( hiện có bán tại một số shop). Lấy hết tất cả các đồ chơi ra, chỉ chừa lại bình nước bi. Thời gian phối giống tốt nhất là vào đầu giờ chiều, hoặc vào buổi tối, tránh các thời điểm sau khi cho bé ăn. Bởi vì lúc này các bé nhím kiểng cái rất làm biếng khi đã chén no nê.Hãy tắm rửa cho các bé cái để các bé thực sự sạch sẽ trước khi xung trận nhé. Khi đã khô ráo, nhốt bé cái vào chuồng của bé đực.

nhim kieng,ban nhim kieng
Posted By Unknown21:03

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Nhím kiểng sinh sản (P1)

Từ khóa:

Sinh sản ở nhím kiểng luôn là vấn đề gây nên những nhức nhối cho người nuôi. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc cơ bản nhất về sự mang thai và nuôi con ở loài nhím kiểng


( Nhím kiểng pintos đang cho con bú )
  
    Điều quan trọng đầu tiên là chọn mua một cặp nhím kiểng. Về phần này chúng tôi đã giới thiệu sơ lược qua bài viết: Cách chọn một bé nhím kiểng hoàn hảo. Khi đã có được những bé nhím kiểng đạt yêu cầu. Điều tiếp theo bạn cần làm là chăm sóc chúng cho đến khi đạt tuổi trưởng thành (đạt khoảng 6 tháng tuổi). Trên thực tế, cả nhím kiểng đực và cái đều đã có thể giao phối ngay khi chúng đạt 3 tháng tuổi. Nhưng khoảng thời gian như thế là quá nhỏ so với chúng. Nếu ở độ tuổi này, nhím kiểng cái mang thai sẽ vướng phải các di chứng về sau. Như đã nêu trong bài viết trên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu, còn để tạo ra những cá thể nhím kiểng hoàn chỉnh, điều quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng dành cho các ông bố, bà mẹ nhím ngay từ lúc lọt lòng. 


    Vậy phải chăm sóc và cho các bé nhím kiểng ăn những gì? Nhím kiểng sẽ không thể phối giống và sinh con tốt khi chúng đạt 6 tháng tuổi. Đối với nhím kiểng cái, chúng ta nên bổ sung các loại thực phẩm giàu tinh bột, vitamin cho chúng, và cũng không quên bổ sung đạm. Thức ăn được xem tốt nhất cho các bé nó là Royal Canin và Wishkas. Và phải thường xuyên cho chúng ăn sâu Worm, đặc biệt là trng giai đoạn mang thai. Trong nhiều trường hợp, các mẹ nhím đã phải vĩnh viễn ra đi, để lại bầy con nheo nhóc và nỗi buồn thê thảm cho thân chủ. Giải thích lý do tại sao lại như vậy, chúng tôi chỉ có thể đưa ra một số nguyên nhân cơ bản như sau: do thiếu dinh dưỡng, hoặc chế độ ăn uống không hợp lý trong giai đoạn mang thai khiến cho các bé không đủ sức khỏe để sinh con. Một nguyên nhân khác nữa là do băng huyết, máu ra quá nhiều, khiến các bé nhím kiểng kiệt sức và ra đi. Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân khách quan khác mà cho tới hiện giờ, chúng tôi vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.

     Để khắc phục tình trạng trên, thiết nghĩ chỉ có cách duy nhất là nên tập trung vào chế độ dinh dưỡng của các bé nhím kiểng

nhim kieng,ban nhim kieng
Posted By Unknown20:27